Bọ cạp và tác dụng của rượu ngâm bò cạp đối với phái mạnh


Từ lâu, Y học cổ truyền đã sử dụng con bọ cạp; hay còn gọi là toàn yết, toàn trùng, yết tử, yết vĩ để làm thuốc. Ngoài có tác dụng tức phong, cắt cơn kinh giật, hoạt lạc, giải độc,… – bọ cạp còn giúp nâng cao “khả năng giường chiếu” cho quý ông.

Bọ cạp hay bò cạp là giống động vật không xương sống, có 8 chân thuộc lớp Arachnida (động vật hình nhện). Đặc trưng của loại côn trùng này là có một chiếc đuôi có móc độc.


Bọ cạp đen

Bọ cạp phân bố ở nhiều nơi trên thế giới. Ở ngay cả ở các vùng sa mạc có khí hậu khắc nghiệt, bọ cạp vẫn có thể sống được. Tại nước ta, bọ cạp hầu như có ở khắp nơi, từ miền núi đến đồng bằng đều có thể tìm thấy bọ cạp.
Tác dụng của bọ cạp đối với sức khỏe con người

Các nghiên cứu Y học hiện nay, bọ cạp rất giàu Protein, Calcium và Acid amin được chứng minh rất tốt cho sức khỏe. Do đó, bọ cạp được nhiều nhà hàng thu để chế biến các món ăn độc đáo, đưa vào thực đơn giúp thu hút thực khách. Tuy nhiên, để chế biến món ăn côn trùng này đòi hỏi kinh nghiệm, nếu không sẽ gây độc có thể dẫn đến chết người.

Nọc độc bọ cạp được nghiên cứu và bào chế tại Nhật Bản như:
Thuốc điều trị các bệnh tim mạch và hệ thần kinh (chủ yếu là mạch máu não).
Thuốc điều trị các khối u ác tính, virút cứng đầu và AIDS.

Ngoài ra, bọ cạp còn chứa chất độc Buthotoxin. Buthotoxin là một protid nhưng rất độc với hệ thần kinh, được cho là có tác dụng vô hiệu hóa các cơn co giật và tác dụng đối kháng với tác dụng gây co giật của strycnin trên thực nghiệm. Nọc bọ cạp được ứng dụng để làm thuốc giảm đau, xoa ngoài da, bắp cơ để trị các chứng đau dây thần kinh ngoại biên, dây thần kinh ở mặt hoặc đau cơ. Đây chính là lý do bò cạp đem lại nhiều giá trị cho nền Y học hiện nay.


Bọ cạp là vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Trong đó thường được làm rượu ngâm bò cạp. Trên thực tế, người ta có thể thu lấy nọc độc từ bọ cạp bằng cách dùng xung điện kích thích tiết nọc rồi thu lấy.

Còn trong Y học cổ truyền, toàn con bọ cạp đều có tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, bọ cạp còn gọi là toàn yết, yết tử, toàn trùng; còn đuôi gọi là yết vĩ. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn bộ con bọ cạp phơi khô hoặc phần đuôi.
Tác dụng của bò cạp theo Đông Y
  • Tính vị: Vị mặn hơi cay, tính bình, độc.
  • Quy kinh: Vào kinh can.
  • Tác dụng: Tức phong, cắt cơn kinh giật; hoạt lạc (lưu thông gân, mạch) và giải độc.
  • Chủ trị: Trị động kinh; co giật; uốn ván; trị các chứng phong; xoay xẩm; miệng mắt méo lệch; bán thân bất toại.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, bọ cạp còn rất tốt cho nam giới. Là thảo dược sinh lý nam khi làm rượu ngâm bò cạp đối với phái mạnh; chúng sẽ làm bạn quên cảm giác “mỏi gối chồn chân” của phái mạnh khi quan hệ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Liệt dương và cách khắc phục liệt dương

Phân tích 2 dòng sản phẩm TPCN Fuji Sumo vs Mãnh Lực Trường Xuân trên thị trường

Những đánh giá của khách hàng khi nói về công dụng Fuji Sumo